Blog

Trà đạo là một nét văn hóa độc đáo từ lâu đời của người Nhật Bản. Đây không đơn giản là uống trà mà còn ẩn chứa cả một văn hóa thâm sâu của người Nhật. Cùng tìm hiểu những triết lý uyên thâm về đời sống nhân sinh của con người qua trà đạo nhé!

Sự hình thành của trà đạo.

Theo truyền thuyết, vào năm Thiệu Hy thứ hai thời Nam Tống, một vị cao tăng người Nhật tên Eisai đã sang Trung Hoa để tham vấn học đạo. Khi về nước, vị cao tăng mang theo một số hạt trà về trồng ở sân chùa. Sau này, ông đã viết cuốn “Khiết Trà Dưỡng Sinh Ký” (Kissa Yojoki), ghi lại chi tiết những chuyện liên quan đến việc uống trà.

Sự hình thành của trà đạo

Từ đó, người Nhật đã kết hợp uống trà với tinh thần thiền định của Phật Giáo để biến nó thành nghệ thuật thưởng trà, hay còn gọi là trà đạo, một nét văn hóa độc đáo của Nhật Bản.

Từ việc cách pha trà, uống trà, nghi thức trà cho đến những dụng cụ như ấm, tách trà được chạm khắc dấu mai vàng tinh tế đã đúc kết thành trà đạo, người Nhật xem nó như một tôn giáo. Tất nhiên, trà đạo không chỉ đơn thuần là phép tắc uống trà, mà nó còn làm sạch tâm hồn, hòa mình vào thiên nhiên để tâm tịnh, nuôi dưỡng tính và đạt tới giác ngộ.

Các bước uống trà đạo Nhật Bản.

Các bước thưởng thức

Dưới đây là những bước quan trọng trong pha trà đạo của người Nhật

Bước 1: Nước pha trà.

Yêu cầu nước pha tra trà thường được giữ ở 800C – 900C và được nấu trong ấm kim khí không nắp trên bồn than yếu hoặc đựng trong bình thủy.

Lưu ý không được dùng nước đang sôi để pha trà.

Bước 2: Làm ấm dụng cụ

Tách uống trà và ấm trà phải được tráng bằng nước sôi để làm ấm dụng cụ. Tiếp theo dùng khăn lau khô trước khi dùng. Sau đó để trà vào ấm. Bởi trà của Nhật là trà bột nên mỗi khách là một muỗng cafe trà xanh là hợp lý.

Bước 3 : Pha trà

Thông thường trà sẽ được pha thành 3 lần khác nhau:

– Lần thứ nhất:
Pha trà với nước nóng 600 độ C, để trà ngấm khoảng 2 phút rồi rót ra mời khách. Để làm giảm nhiệt độ trà, thường nước sôi sẽ được rót ra chén tống hoặc một bình trà khác.

– Lần thứ hai: Pha trà với với nước nóng 800 độ C chỉ trong khoảng 30-40s. Tức là cho nước vào ấm trà sau đó hơi lắc nhẹ và rót ra cho khách ngay. Nước pha trà cũng được rót qua bình trung gian để có nhiệt độ thích hợp.

– Lần thứ ba: Pha trà ở nhiệt độ 900 độ C chỉ trong khoảng 30-40s. Nước có thể rót trực tiếp từ bình thủy vào bình trà.

Với những loại trà thượng hạng, bạn có thể pha thêm 4,5 lần. Tuy nhiên, loại trà thông thường thì chỉ pha tới lần thứ 3.

Bước 4 : Cách rót trà

Tách trà phải được để trong khay và rót theo thứ tự 1,2, 3, 4. Tách loại cỡ lớn khoảng 70ml, lần đầu rót 30ml, sau đó tiếp tục rót ngược lại ly 4,3,2,1 mỗi lần 20ml. Tách trà tổng cộng 50ml. Lưu ý không được rót đầy chén trà cho khách một lần, làm như thế sẽ có sự khác biệt về độ đậm nhạt aà.

Bước 5 : Cách uống trà

Khi uống trà, người Nhật sẽ thường ăn một vài loại bánh ngọt để gia tăng hương vị của trà. Trước khi uống trà, sẽ ăn vài miếng bánh, sau đó uống trà và thỉnh thoảng ăn thêm bánh và uống tiếp trà.

Trà đạo – không chỉ là trà đó là cả một văn hóa thâm sâu của người Nhật.

Trong mắt nhiều người, trà đạo có vẻ là một tấm màn huyền bí. Thật ra, nguyên lý và phép tắc của trà đạo rất đơn giản, chỉ gói gọn trong 4 từ “Hòa – Kính – Thanh – Tịch”.

Văn hóa thâm sâu ẩn chứa trong trà đạo

Hòa: bắt nguồn từ Khổng giáo là đức của con người và cuộc đời. Ý nghĩa là hài hòa, hòa thuận, hòa đồng, hòa bình… tuy nhiên quan niệm về hòa của trà đạo có những nét nhấn mạnh riêng.

Hòa trong trà đạo là sự chuẩn bị tâm thế hài hòa với khung cảnh, hạn chế sự vị kỷ, nóng giận, điều hòa cho mình hòa hợp với mọi người xung quanh. Chữ hòa trong trà đạo đề cao tính trang trọng và tinh chất của cuộc đời bình dị, tách biệt những xô bồ bên ngoài.

Kính: là sự kính trọng, tôn kính của trà nhân với con người và mọi sự vật xung quanh cuộc sống. Trong quan hệ xã hội cần trân trọng người khác, không được tà tâm, ganh tị. Mỗi lần tiếp khách, phải coi như cơ hội duy nhất trong đời được vinh dự này.

Đối với khách khi đón nhận chén trà, hãy xoay chiếc chén đúng một vòng trong đôi tay khum lại của mình. Hành động này không chỉ bày tỏ sự kinh trọng gia chủ mà cả kính chiếc chén đang cầm.

Thanh: đây là nét đẹp đặc trưng của lối sống người Nhật Bản, bắt nguồn từ ảnh hưởng của Thần đạo.

Trà rất đơn giản, thô sơ, thanh bần mà cũng cực kỳ sạch sẽ. Khi tiến hành nghi thức trà, chúng ta không thể tìm thấy ở đâu trong trà thất hay mọi vật dụng dù một hạt bụi. Hơn nữa, trầm còn được đốt xung quanh phòng cho thanh khiết trước khi mời khách vào.

Chữ Thanh còn mang ý nghĩa ở đời ai cũng qua thời khắc sang thế giới bên kia, muốn được chốn tinh khiết vĩnh hằng thì cần đạt nội tâm thanh tịnh, gột sạch bụi trần.

Tịch: không chỉ nói về sự tịch mịch nơi trà thất, mà khách cũng phải tạo nên không gian đấy. Không nên nói to trong trà thất, không ai ngỏ lời khi có người đang thưởng thức chén trà. Mọi hành động đều có sự cân nhắc.

Tịch của trà đạo không chỉ thể hiện khoảnh khắc ngắn ngủi tại nơi gặp gỡ mà tạo nên cuộc sống thanh bình, yên tĩnh. Nó thể hiện quan niệm Phật giáo về Niết bàn.

Như vậy, trà đạo trong Nhật Bản mục địch tĩnh tâm, tu dưỡng con người với thiên nhiên qua nghi thức Trà đạo. The tea lab chắc hẳn, đến đây bạn đã hiểu được văn hóa thâm sâu của người Nhật qua Trà Đạo rồi phải không ạ?