Blog

Cà pháo là loại cây truyền thống của nhiều địa phương, được nông dân thâm canh nhiều lần trong năm bởi nó dễ trồng, cho hiệu quả kinh tế khá cao trong những năm gần đây. Song ở nhiều vùng trồng cà, nông dân vẫn chưa biết cách giữ cho cây sai quả vì bị nhiều sâu bệnh gây hại, nhất là bệnh chết rũ ở các vùng trồng chuyên canh. Bài viết dưới đây chúng tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm rút ra được về cách trồng cà pháo tại nhà ít sâu bệnh nhất, mời các bạn tham khảo ngay nhé!

Đôi nét về cà pháo

Đặc điểm của cà pháo

Cà pháo là loại cây nhiệt đới  lâu năm, thân thảo và có họ hàng với giống cà tím. Loại cà này rất thích hợp phát triển ở vùng đồng bằng hay đồi núi cao đến 600m.

Cây cà pháo mọc thẳng và thường được chia thành nhiều nhánh. Lá mọc xen kẽ với chiều dài trung bình từ 6 -12cm, phần cuống khoảng 1 – 3cm. Lá cà pháo có hình bầu dục và xẻ thùy với phần mép lượn sóng.

Hoa cà pháo có màu tím hoặc màu trắng, xếp thành chùm từ 2 đến 7 hoa. Cụm hoa có cuống ngắn. Hoa ở phần trên thân cây là hoa đực trong khi ở phần dưới lại là hoa lưỡng tính.

Quả cà pháo hình tròn với phần đỉnh và đáy dẹt lại đồng thời có rãnh. Quả có đường kính khoảng 1,5cm, màu trắng ngà hoặc vàng nhạt, cuống thân dài, bên trong quả có nhiều hạt nhỏ.

Đa số người ta thường thu hoạch quả cà sau khoảng 80 đến 100 ngày trồng. Quả cà thường được sử dụng làm thực phẩm hay dược liệu.

Các thành phần dinh dưỡng có trong cà pháo

 

Các thành phần dinh dưỡng có trong cà pháoCác chuyên gia đã chỉ rõ trong cà pháo chứa rất nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cho sức khỏe như carotene, vitamin, khoáng chất,… Cụ thể, mỗi 100g cà pháo sẽ có giá trị dinh dưỡng như sau:

  • Nước: 92g
  • Năng lượng: 24 kcal
  • Protein: 1g
  • Chất xơ: 0,8g
  • Chất béo: 0,2g
  • Canxi: 11mg
  • Photpho: 2mg

Ngoài ra, trong cà pháo còn chứa kali, natri, sắt, kẽm, magie, mangan, lưu huỳnh, iot, các vitamin B1, B2, C, PP,…

Tác dụng của cà pháo

Tác dụng của cà pháo

Cải thiện sức khỏe làn da

Vitamin C- chất chống oxy hóa có trong quả cà pháo giúp cải thiện tình trạng làn da. Nó có tác dụng tăng cường độ ẩm, làm mịn da, thậm chí bảo vệ da khỏi tế bào ung thư.

Ngăn ngừa cholesterol cao

Chiết xuất từ quả cà pháo giúp kích thích sản xuất mật cũng như giảm cholesterol trong cơ thể, trong đó cholesterol tốt tăng (HDL) và cholesterol xấu giảm (LDL).

Tăng cường hệ miễn dịch

Vitamin C không chỉ tốt cho làn da mà nó còn hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, các thành phần dinh dưỡng khác có trong loại quả này cũng giúp hỗ trợ chống lại bệnh tật.

Bảo vệ hệ tiêu hóa

Chất xơ là chất rất cần thiết khi thức ăn được tiêu hóa. Nó là chất có khả năng cải thiện chức năng và bảo vệ hệ tiêu hóa. Khi hệ tiêu hóa khỏe mạnh, sẽ giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng khác tốt nhất.

Các tác dụng khác 

  • Kiểm soát huyết áp
  • Ngăn ngừa bệnh tiểu đường
  • Giảm căng thẳng
  • Giúp xương chắc khỏe
  • Giảm nguy cơ mắc sỏi thận
  • Cải thiện thị lực

Cách trồng cà pháo tại nhà ít sâu bệnh nhất

Cách trồng cà pháo tại nhà ít sâu bệnh nhất

Chuẩn bị đầy đủ đất trồng, dụng cụ trồng và hạt giống

*Dụng cụ trồng cà pháo tại nhà

Bạn có thể tận dụng thau, chậu, khay hay thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn,…dưới đáy khay đục lỗ nhỏ để thoát nước. Tuy nhiên, chậu hoặc thùng xốp phải cao từ 20-25cm, chiều rộng ít nhất 30cm.

*Đất trồng

Cà pháo thích hợp trồng trên những chân đất tơi xốp, giàu mùn, giàu dinh dưỡng và có độ pH đạt từ 6,5-7. Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân trùn quế, xơ dừa, vỏ trấu,…

*Hạt giống

Hiện nay, trên thị trường bán rất nhiều những loại hạt giống cà pháo như cà pháo tím, cà pháo trắng, cà pháo xanh… Bạn có thể tìm mua hạt giống ở siêu thị hoặc các cửa hàng bán đồ nông sản để chọn được giống tốt. 

Ngâm ủ, gieo hạt và cấy cây khi trồng cà pháo tại nhà

Ngâm ủ, gieo hạt và cấy cây khi trồng cà pháo tại nhàTrước khi gieo hạt, cần ngâm hạt giống trong nước ấm có nhiệt độ khoảng 54 độ C trong 10 phút hoặc nước thường trong vòng 20-30 giờ.

Sau đó tiến hành gieo hạt với mật độ 2g/m2. Sau khi gieo hạt, cần phủ 1 lớp rơm rạ mục, vỏ trấu hoặc 1 lớp đất mỏng lên bên trên. Sau đó, tiến hành tưới nước bằng vòi phun nhẹ.

Sau khi cây mọc được 1-2 lá, nếu mật độ các cây quá dày thì tỉa bớt những cây yếu, bị sâu bệnh, sao cho đảm bảo mỗi cây cách nhau 4-5cm.

Khi cây con ra được từ 5-6 lá, tiến hành tỉa cây với khoảng cách cây là 50cm, hàng cách hàng là 60cm. Sau khi cấy xong, tưới nước đều đặn cho cây.

Ngoài ra, bạn có thể gieo hạt trong khay ươm giống. Khi cây ra được từ 5-6 lá thì tiến hành cấy vào dụng cụ trồng với khoảng cách tương tự nêu trên.

Cách chăm sóc cà pháo sau khỏi sâu bệnh sau khi trồng

Tưới nước cà pháo

Sau khi trồng cây, bạn cần tưới nước đủ ẩm với độ ẩm đất hợp nhất cho cây trong suốt thời gian sinh trưởng là 80%. Ngày nên tưới nước 2 lần cho cây vào sáng sớm hoặc chiều tối.

Bón phân cà pháo

Bón phân cà pháoNên bón phân bằng phân bò, phân trùn quế, phân dê hoặc phân hữu cơ.

Nên tiến hành bón ngay sau khi cấy cây con được1 tuần, bón nước phân pha với nồng độ 20-30% phân hữu cơ. Cứ 10 ngày bón 1 lần.

Từ lượt bón thứ 3 trở đi, nồng độ phân tăng lên từ 30 – 40%. Sau khi cấy cây con 1 tháng, cần tiến hành bón phân hữu cơ vào gốc kết hợp với vun gốc cho cây.

Người trồng cần bón thúc đợt 2 kể từ sau khi cây có nụ đến khi có quả. Đợt này, lưu ý không nên bón nhiều để hạn chế cây mọc vống, rụng hoa quả. Nếu đất xấu khiến cây phát triển kém thì có thể bón 1 – 2 lượt.

Bón thúc đợt 3 vào thời kỳ từ sau khi cây có quả đến lúc thu hoạch rộ, thời kỳ này cần bón nhiều phân. Tưới dung dịch phân hữu cơ với nồng độ 30 – 50%, thúc đẩy cho cây tiếp tục ra hoa kết quả. Trong các đợt bón thúc nên kết hợp làm cỏ, tỉa lá già và lá bị bệnh hại bỏ đi.

Sâu bệnh hại cà pháo

Cách trồng cà pháo tại nhà bằng các dụng cụ trồng thường ít bị sâu bệnh hại gây hại.

Tuy nhiên có một số sâu hại như: sâu xanh đục trái, sâu ăn lá, rầy xanh,…Một số bệnh hại ở cà pháo như: lở cổ rễ, chết xanh hay đốm nâu.

Biện pháp phòng trừ tổng hợp: thường xuyên theo dõi và giám sát phát hiện kịp thời để phòng trừ rủi ro xấu. Vệ sinh gốc cây sạch sẽ, dọn cỏ, cắt tỉa lá già sâu bệnh. Khi phát hiện sâu hại, dùng biện pháp thủ công bắt bỏ. Nếu sâu bệnh hại không kiểm soát được nữa, bạn hãy sử dụng các chế phẩm có nguồn gốc thảo mộc hay sử dụng thuốc trừ cần đảm bảo thời gian cách ly trước thu hoạch. Để bảo vệ cây một cách tuyệt đối hơn và tránh được các loại côn trùng gây hại thì bạn có thể sử dụng các loại lưới chắn côn trùng được thương hiệu Hsia Cheng cung cấp để cây cà pháo được phát triển một cách an toàn và năng suất nhất.

Thu hoạch

Thu hoạchSau 40-65 ngày trồng là cà pháo có thể thu hoạch đợt đầu tiên. Không nên thu hoạch lúc quả quá già bởi sẽ mất đi hương vị cũng như gây tác dụng phụ khi ăn. Tuy nhiên, thời gian thu hoạch còn tùy thuộc vào việc chăm sóc cây.

Trên đây là những chia sẻ kinh nghiệm về cách trồng cà pháo tại nhà ít sâu bệnh và sai quả nhất mà chúng tôi muốn mang đến cho bạn. Hy vọng thông tin cung cấp trong bài hữu ích đến bạn ! Chúc các bạn gieo trồng cà pháo thành công.